REVIEW - Andyson M5+ 650W


Andyson nhà sản xuất nguồn máy tính được biết đến tại Việt Nam với các sản phẩm có hiệu năng trên giá thành rất tốt. Cách đây khoảng gần 4 năm Andyson ra mắt dòng sản phẩm M5+ series và trở thành dòng sản phẩm thành công nhất trong những năm gần đây của Andyson cả phương diện bán lẻ (retails) hay OEM, khi đem lại các đơn hàng mới từ các Hãng lần đầu hợp tác như EVGA (BQ <650W), Antec (Neo ECO C)
Sản phẩm của ngày hôm nay là  M5+ 650W. Chúng ta sẽ xem Andyson có những thay đổi gì so với phiên bản M5+ 550W đã được Review cách đây hơn 3 năm
I- Hộp và Phụ kiện
Vẫn cái hộp đó với tông màu đen trắng. Các thông số kỹ thuật được in chi tiết cho cả 3 mức công suất 450/550/650W




Phụ kiện đi kèm theo M5+ 650W gồm có:
1x cáp nguồn EU type
3x dây velcro cột cáp
4x ốc vặn nguồn
1x sách HDSD

II-PSU
1-Bên ngoài
M5+ 650W có kích thước ATX tiêu chuẩn sử dụng quạt làm mát 120mm được sơn đen. Hệ thống cáp bẹ  tương tự phiên bản M5+ 550W đã được review trước đây. Tuy nhiên dây 24pin đã chuyển sang  sử dụng toàn bộ dây điện màu đen  đem lại tính thẩm mỹ hơn





Công suất danh định: 650W, Single rail 12V@648W, Active PFC full range 100~240VAC, 80Plus Bronze

Hệ thống cáp bẹ đen dạng liền của M5+ 650W gồm có:
1x 24pin Mainboard (55cm)
1x 4+4pin ATX12V (60cm)
2x 6+2pin / 6pin (50cm+15cm)
6x SATA (40cm+)
2x ATA (30cm+)
1x FDD

2-Bên trong
bo mạch của M5+ 650W màu đen có thiết kế thoáng với 2 phiến tản nhiệt tiết diện lớn. không có sự thay đổi nào về Platform M5+ 550W/650W




Bảng linh kiện được sử dụng trên M5+ 650W:

Ngay cửa ngõ đầu vào là  thành phần hạn chế tia lữa điện với 1 tụ X và 2 tụ Y, Tầng lọc nhiễu EMI chính đầy đủ với 2 tầng lọc. Ngoài ra còn có sự hiện diện của MOV ( linh kiện chống sét/ áp nhọn) mà ở phiên bản M5+ 550W trước đây bị lược bỏ. thì nay Andyson đã “âm thầm” trang bị lại cho các sản phẩm M5+  của mình


Diode cầu GBU1006(10A@600V) được đính trên 1 phiến tản nhiệt riêng biệt . Tụ nguồn chính 330uF/420V đến từ hãng Nichicon nhật bản . với mức điện dung này thì  M5+ 650W khó có thể vượt qua bài kiểm tra Hold up time ( thời gian lưu điện)


M5+ 650W sử dụng toàn bộ mosfet Magnachip(korea) MMF60R190P (20A) cho  cả tầng PFC và PWM . Dưới sự điều khiển của IC combo champion CM6800UX


Ở khu vực nắn dòng  12V đầu ra là sự kết hợp của 2 Mosfet IRFB3206 (120A x2) nắn dòng chủ động với 2 Schottky diode ( diode xung) PFR30V45CT (30A x2). đem lại tổng công suất lý thuyết lên tới 300A gấp gần 6 lần mức công suất danh định chỉ có 54A@12V của M5+ 650W. Điều này giúp linh kiện hoạt động nhẹ nhàng hơn và mát hơn . Và có thể hạ tốc độ quạt làm mát xuống đem lại sự yên tĩnh cho người dùng .


Đường 5V và 3,3V được tạo ra từ 2 module VRM riêng biệt sử dụng IC điều khiển Anpec APW7073 lái 1 Mosfet 2 kênh (dual Mosfet). Đường 3,3V sử dụng Mosfet đến từ hãng Infineon với công suất lớn hơn đường 5V do phải chịu dòng cao hơn


IC giám sát hoạt động của M5+ 650W vẫn là loại Sitronix ST9S429-PG14 ngoài cung cấp 3 chế độ bảo vệ OVP,SCP,UVP nó còn cung cấp chế độ bảo vệ quá dòng (OCP) trên cả 3 đường điện chính

Đường 5Vsb sử dụng 1 IC combo Sanken STR-A6069H. M5+ 650W sử dụng 100% tụ điện đến từ  nhật bản 105°C  với 2 thương hiệu chính là Nichicon và Rubycon


PCB của M5+ 650W được chuyển từ màu xanh lá truyền thống sang màu đen đồng màu với phía mặt trên .  các mối hàn tương đối sạch . tuân thủ tiêu chuẩn RoHS


III-Thử nghiệm
1-Thử tải
M5+ 650W dễ dàng vượt qua các mức tải với mức hiệu suất lên tới gần 88%  trên lưới điện 230V . Đường 12V dao động trong khoảng 0,26V~2% . Đường 5V và 3,3V lần lượt là 0,22V~4,5% và 0,16v~5%


2-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần)
mức ripple noise của M5+ 650W khá tốt khi đường 12V và 5Vsb tối đa gần 40mV . Các đường điện còn lại đều dưới 20mV


10% Load (12V- Vàng, 5V- xanh dương, 3,3V- tím, 5Vsb- xanh lá)

20% load

50% load

80% load

100% load

CL12 load

3- Hold up time ( thời gian lưu điện)
M5+ 650W chỉ đạt 12,6mS thấp hơn tiêu chuẩn ATX 16mS khoảng 3mS . Hi vọng Andyson sẽ tiếp tục nâng cấp tụ chính lên 390uF hay 470uF thì M5+ 650W sẽ hấp dẫn hơn nữa




4-Earth leakage current (Kiểm tra dòng rò) 
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 230VAC tương đương khoảng 253VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng  Chroma 19073 Hipot tester để đo dòng rò




5- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát
nhiệt độ môi trường 40~45°C

M5+ 650W sử dụng quạt làm mát Power year PY-1225M12S. Có tốc độ thấp hơn bản  PY1225H12S sử dụng trên M5+ 550W được review cách đây hơn 3 năm. Ở M5+ 650W fan curve cũng “có vẻ” được tinh chỉnh lại xuống dưới 1800RPM. Khi tối đa chỉ gần 1700RPM giúp giảm tiếng ồn phát ra khi tải nặng ở nơi có nhiệt độ cao.


IV-Kết luận
M5+ series nói chung hay M5+ 650W nói riêng có phẩm chất điện áp cũng như chất lượng linh kiện tốt. Trang bị mạch VRMs sãn sàng đáp ứng yêu cầu từ các thế hệ PC mới. Hy vọng Andyson sẽ tiếp tục có những thay đổi “tuy nhỏ nhưng không nên bỏ” để sản phẩm luôn đem lại hiệu năng sử dụng tốt nhất cho người dùng
M5+ 650W là sự lựa chọn hấp dẫn với các cấu hình máy tính/ gaming tầm trung hiện nay
Mức đánh giá : Tốt
Ưu điểm:
-Linh kiện chất lượng( 100% tụ nhật)
-Hiệu suất lên tới 88%@230VAC ( 80Plus Bronze)
-Hoạt động êm hơn thế hệ đầu
-DC to DC (VRMs)
Khuyết điểm:
- Nên có 2 đầu CPU cho bản 650W
- Cáp PCIe nên làm 6+2pin toàn bộ

Xin cảm ơn Andyson đã cung cấp sản phẩm Review!

Comments

  1. Thấy có chống tia lửa điện mà vẫn thấy hiện tượng lửa điện bình thường ạ :(((

    ReplyDelete
  2. Lâu lâu mở công tắc nguồn còn bị tia lửa điện trên main nữa ạ, không biết có ảnh hưởng gì không

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình cũng đang bị hiện tượng tương tự vậy luôn :< giờ ko dám tắt hẳn nguồn nữa, mở lên dc thì chạy tốt nhưng có lúc thì tia lửa xẹt xẹt nhè nhẹ rồi tắt không lên nguồn

      Delete

Post a Comment