REVIEW - Seasonic S12III 500/550/650
Trải qua nhiều đồn đoán với nhiều cái tên phototype, thì cuối cùng Seasonic cũng đã cho ra mắt thế hệ tiếp theo của dòng S12 “huyền thoại” với cái tên S12 III với 3 mức công suất 500W, 550W và 650W. Đi kèm với hiệu suất chuẩn 80Plus bronze. Active PFC dải rộng cũng như áp dụng mạch cộng hưởng LLC hiệu năng cao. Giải quyết những giới hạn về thiết kế mà các thế hệ PSU cũ gặp phải
I-Hộp và Phụ kiện
Hộp của S12 III có kích thước vừa vặn tông màu đen xanh. Design đẹp và hiện đại. Thông số kỹ thuật chính được in ở phía mặt sau của hộp trong đó có những vấn đề khá “thời sự” mà chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài viết như :
-Tight Voltage Regulation ( điện áp dao động nhỏ )
-Improved compatibility with the lastes intel and AMD platform ( tương thích với các thế hệ vxl mới nhất)
Phụ kiện là thứ khiến chúng ta tụt hứng khi unbox. S12 III chỉ kèm theo nguồn những phụ kiện cơ bản nhất ( cáp nguồn + 4 vít vặn nguồn) mà không có thêm dây buộc nguồn thậm chí dây rút. Điều mà khi từ S12II nâng cấp lên S12II FDB họ đã làm rất tốt
II-PSU
1-Bên ngoài
PSU có ngoại hình không có gì mới tương tự phiên bản S12II FDB. Kích thức ATX tiêu chuẩn được sơn đen và sử dụng quạt làm mát 120mm
Hệ thống cáp màu đen của S12 III gồm có
S12III 500:
1x 24pin Mainboard (55cm)
1x 4+4pin ATX12V (60cm)
2x 6+2pin PCIex (55cm+15cm)
4x SATA (45cm+)
3x ATA (45cm+)
1x FDD
S12III 550:
1x 24pin Mainboard (55cm)
1x 4+4pin ATX12V (60cm)
2x 6+2pin PCIex (55cm+15cm)
6x SATA (45cm+)
3x ATA (45cm+)
1x FDD
S12III 650:
1x 24pin Mainboard (55cm)
1x 4+4pin ATX12V (60cm)
4x 6+2pin PCIex (55cm+15cm)
6x SATA (45cm+)
3x ATA (45cm+)
1x FDD
2-Bên trong
Cả 3 phiên bản điều sử dụng chung 1 platform do Seasonic thiết kế và giao cho đối tác RSY gia công (outsource) mà không phải do seasonic tự mình sản xuất. Ngoài Seasonic thì Superflower cũng sử dụng nhà máy này để gia công các sản phẩm phổ thông và tầm trung của mình khi họ bị quá tải dây chuyền. Trước đây RSY còn gia công 1 dòng sản phẩm từng có mặt tại VN cho Seasonic là Hydance CT /XFX XT
Bảng linh kiện được sử dụng trên S12 III 500/550/650
Mạch lọc EMI đầy đầy đủ với 2 tầng lọc 1 nằm trên bo jack cắm AC đầu vào và 1 nằm trên bo mạch chính. dây điện kết nối giữ chúng được gia công tỉ mỉ khi được bọc thêm co nhiệt đồng màu với dây dẫn
Nằm ngay đằng sau diode cầu là thành phần giảm dòng khởi động gồm có 1 NTC đi kèm với 1 Rờ le. Khi hoạt động rơ le sẽ phát ra tiếng “tạch” mổi khi khởi động hay tắt máy. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Tụ nguồn chính của phiên bản 500 có trị số 270uF/400V . 550 là 390uF/400 và 650 là 470uF/400V.
S12 III sử dụng nhiều loại Mosfet khác nhau phù hợp cho từ mức công suất
S12III 500 Seasonic sử dụng 1x Mosfet GP28S50G ( 28A ) cho tầng PFC và 1 cặp OSG60R260F (15A) cho tầng PWM
S12III 550 sử dụng loại Mosfet OSG55R190F(20A) cho cả 2 tầng PFC và PWM .
S12III 650 sử dụng 1 cặp Mosfet OSG55R140F(23A) cho tầng PFC và 1 cặp SI23N50F cho tầng PWM
Tầng PFC được điều khiển bởi IC Infineon ICE2PCS01. Còn tầng PWM thay vì sử dụng các IC đến từ hãng Champion thì Seasonic sử dụng một loại IC mới đến từ hãng Monolithic có tên HR1000A được hàn trên 1 bo mạch nhỏ .
Chắc hẳn đây là điểm mà người dùng mong chờ nâng cấp so với phiên bản S12II.
Với các PSU thiết kế sử dụng mạch DC to DC để tạo ra 2 đường 5V và 3.3V từ đường 12V nhằm mục đích sử dụng biến áp chính ra duy nhất 1 đường 12V để giải bài toán đảm bảo sự ổn định điện áp khi tải bất đối xứng giữa các đường điện mà các PSU thiết kế “truyền thống” mắc phải do biến áp chính cho ra cùng lúc 2 đường 12V và 5V.
Seasonic sử dụng 1 công nghệ khác đơn giản hơn nhưng cũng đem lại sự ổn định điện áp tương tự VRMs DC to DC là “dual magnetic amplifier” Aka Dual Mag mà họ đã từng sử dụng trước đây trên các dòng S12/M12 ( model: SS-xx0HT), nhưng tại thời điểm đó (khoảng 13~14 năm trước) các thế hệ máy tính (PC) vẫn còn sử dụng đường 5V và 3.3V khá nhiều và Dual Mag chưa thật sự đem lại sự khác biệt trong khi chi phí sản xuất sẽ cao hơn với thiết kế sử dụng trên S12II.
Cách thức hoạt động của Dual Mag tương tự cách mà PSU “truyền thống” tạo ra đường 3.3V từ đường 12V . thì với Dual Mag cả đường 5V cũng được tạo ra tương tự . thông qua 1 cuộn cảm nhỏ hạ áp nối trực tiếp vào đầu ra của biến áp chính
Sau khi được hạ áp thành mức điện áp phù hợp toàn bộ các đường điện sẽ được nắn thành dòng điện một chiều DC thông qua các diode xung ( schottky diode) . Seasonic sử dụng các diode xung có độ sụt áp thấp (low volt drop) tới từ Mospec và 1 hãng nghe tên khá lạ ” MHCHXM” .
Đường 5VSB được tạo ra từ IC combo Excelliance EM8564A.
III-Thử nghiệm
1-Thử tải
Các phiên bản của S12 III đều hoàn thành các mức tải dễ dàng. Hiệu suất duy trì trên dưới 87%. các đường điện đều dao động rất nhỏ thậm chí còn thấp hơn PSU sử dụng mạch VRMs DC to DC trong phân khúc
S12III 500:
Đường 12V dao động trong khoảng 0,09V~ 0,8%
Đường 5V và 3,3V lần lượt là 0,05V~1% và 0,06V~1,7%
S12III 550:
Đường 12V dao động trong khoảng 0,06V~ 0,5%
Đường 5V và 3,3V lần lượt là 0,06V~1,2% và 0,06V~1,8%
S12III 650:
Đường 12V dao động trong khoảng 0,06V~ 0,5%
Đường 5V và 3,3V lần lượt là 0,06V~1,3% và 0,06V~1,9%
2-Ripple & noise ( Nhiễu AC cao tần)
Ripple noise của S12 III chỉ dừng ở mức khá. Phiên bản S12 III 650 có mức ripple tốt nhất trong cả 3 phiên bản. Về tổng thể Ripple noise của S12 III thua thiệt hơn S12II kha khá nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn của tiêu chuẩn ATX
S12III 500:
S12III 550:
S12III 650:
3-Hold up time ( thời gian lưu điện)
Cả 3 phiên bản S12 III đều có mức hold up time vừa khít tiêu chuẩn atx yêu cầu. Phiên bản 500 và 650 có thấp hơn đôi chút ~1mS
S12III 500
S12III 550:
S12III 650:
4- Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò)
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 230VAC tương đương khoảng 253VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng Chroma 19073 Hipot tester để đo dòng rò
5- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát
-Nhiệt độ môi trường 40-45°C
S12III 500:
S12III 550:
S12III 650:
S12III 500/550 sử dụng quạt làm mát Globe Fan S1202512L có tốc độ tối đa khoảng 1800RPM tuy nhãn có ghi Sleeve bearing nhưng khi kiểm tra bạc lót thì chiếc quạt này là loại Rifle bearing. Thật ra với một sốnsx họ chỉ phân biệt ball bearing và sleeve . vì thế rifle bearing họ cũng cho vào cùng loại với sleeve
Giữa quạt sleeve và rifle thì với việc thêm các rãnh xoắn “ khương tuyến” giúp việc lưu thông dầu bôi trơn vào trục quạt dễ dàng hơn điều này giúp tăng tuổi thọ cũng như độ êm ái cho quạt làm mát
S12III 650 với công suất cao nhất nên sử dụng quạt làm mát DF1202512SEHN Rifle bearing có công suất lớn hơn và tốc độ quay tối đa 2000RPM
IV-Kết luận
Seasonic S12 III có phẩm chất điện áp khá tốt. Hiệu suất hoạt động và độ ổn định điện áp cao là điểm nổi bật mà Seasonic muốn gửi ngắm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên việc không trang bị tụ nhật sẽ khiến S12 III hơi khó khăn trong việc cạnh tranh với các dòng sản phẩm khác trong phân khúc 80Plus Bronze.
Ưu điểm:
-Dao động điện áp cực nhỏ <1%
-Hiệu suất hoạt động tới 88%@230VAC ( 80plus Bronze)
-Hoạt động êm
Khuyết điểm:
-Phụ kiện ít
Xin cảm ơn Seasonic đã cung cấp sản phẩm Review!
Con này tất cả đều tốt mà mỗi tội không phải tụ nhật ^^.
ReplyDeleteCái này có quá quan trong khi dùng lâu dài không ?