REVIEW/Đánh giá - Xigmatek Litepower II i350(350W) & i450(450W)
Thuộc dòng sản phẩm mới đến từ Xigmatek, Litepower II series được định vị ở phân khúc nguồn phổ thông có tính năng cơ bản nhất với chi phí đầu tư hạn chế, tương tự dòng Z-Power và thấp hơn dòng sản phẩm Litepower II Plus đã được thử nghiệm trước đây
Litepower II hiện có 4 mức công suất là i350(350W), i450(450W), i550(550W) và i650W(iP650) được trang bị hệ thống cáp dập vân vảy cá mềm dẻo với 2 đầu cấp nguồn CPU 8pin riêng biệt cho phiên bản i650
I-Hộp và phụ kiện:
Hộp của Litepower II có thiết kế và kiểu dáng tương tự dòng Litepower II Plus rất giống 2 dòng sản phẩm phân khúc cao hơn là THOR V3 và LOKI. Với kích thước nhỏ nhắn, tông màu trắng cam, thông số kỹ thuật được in ở mặt sau của hộp.
Litepower II hiện có 4 mức công suất là i350(350W), i450(450W), i550(550W) và i650W(iP650) được trang bị hệ thống cáp dập vân vảy cá mềm dẻo với 2 đầu cấp nguồn CPU 8pin riêng biệt cho phiên bản i650
I-Hộp và phụ kiện:
Hộp của Litepower II có thiết kế và kiểu dáng tương tự dòng Litepower II Plus rất giống 2 dòng sản phẩm phân khúc cao hơn là THOR V3 và LOKI. Với kích thước nhỏ nhắn, tông màu trắng cam, thông số kỹ thuật được in ở mặt sau của hộp.
Phụ kiện kèm theo Litepower II gồm có: 1x cáp nguồn EU type, 4 ốc bắt nguồn và 4x dây rút (zip tie)
1-Bên ngoài:
Litepower II có kích thước ATX tiêu chuẩn, sơn tĩnh điện màu đen. Các tem cách điệu ở mặt hông đem lại sự chỉnh chu cho sản phẩm hơn. Nguồn sử dụng quạt làm mát 120mm
Cả 2 Phiên bản i350 và i450 đều khá chật vật trong quá trình thử nghiệm tải biến thiên khi điện áp không thể giữ vững trong chuẩn ATX yêu cầu. Điều này chúng ta có thể thông cảm được vì đây là các bài thử nghiệm theo chuẩn ATX3.0. Và nó gần như quá khả năng đáp ứng của các PSU phổ thông không trang bị PFC
Công suất danh định:
i350: 350W, Single rail 12V@264W
i350: 350W, Single rail 12V@264W
Hệ thống cáp dạng dập vân vảy cá đen mềm gồm có:
i350:
1x 24pin Mainboard: 50cm
1x 4+4pin ATX12V: 70cm
1x 6pin PCIe: 40cm
2x SATA: 40cm +15cm
2x ATA: 40cm + 15cm
i350:
1x 24pin Mainboard: 50cm
1x 4+4pin ATX12V: 70cm
1x 6pin PCIe: 40cm
2x SATA: 40cm +15cm
2x ATA: 40cm + 15cm
i450:
1x 24pin Mainboard: 50cm
1x 4+4pin ATX12V: 70cm
1x 6+2pin PCIe: 50cm
2x SATA: 40cm +15cm
2x ATA: 40cm + 15cm
1x 24pin Mainboard: 50cm
1x 4+4pin ATX12V: 70cm
1x 6+2pin PCIe: 50cm
2x SATA: 40cm +15cm
2x ATA: 40cm + 15cm
2-Bên trong:
i350 và i450 sử dụng thiết kế Half-Bridge cơ bản nhất hiện nay đối với nguồn ATX, tương tự dòng Zpower 400 hay Xpower 350. Tuy nhiên 2 phiên bản i350 và i450 không dùng chung một platform, mà có sự khác biệt về cấu trúc mạch khu vực thứ cấp
i350 và i450 sử dụng thiết kế Half-Bridge cơ bản nhất hiện nay đối với nguồn ATX, tương tự dòng Zpower 400 hay Xpower 350. Tuy nhiên 2 phiên bản i350 và i450 không dùng chung một platform, mà có sự khác biệt về cấu trúc mạch khu vực thứ cấp
Cả 2 phiên bản đều thiếu vắng mạch lọc nhiễu EMI thường thấy ở các bộ nguồn xung
"Công nghệ làm nặng nguồn" tiếp tục được áp dụng ở 2 phiên bản i350 và i450. Điều mà từng được đề cập ở bài đánh giá Xpower350 cách đây khoảng 4 năm. Đối với vị trí của nsx họ sẽ cố gắng làm ra sản phẩm mà có thể bán dễ dàng. Ở đây là đánh vào suy nghĩ nguồn nặng là sẽ tốt của đại đa số người tiêu dùng. điều này hiện không còn đúng nữa khi các thế hệ nguồn có Active PFC short range đôi khi cầm nhẹ như “bông” nhưng hiệu năng vượt trội hơn hẳn các bộ nguồn non PFC hay passive PFC .
i350 sử dụng 4 diode đơn RL257(2.5A) mắc thành mạch cầu diode nhằm giảm giá thành sản xuất, và i450 sử dụng loại GBU408(4A) được tản nhiệt trực tiếp từ quạt làm mát.
Cặp tụ chính 12KJ(Đài Loan) mắc nối tiếp với thông số 330uF/200V(i350) và 680uF/200V(i450) có mức nhiệt độ chịu đựng tối đa đạt 105°C
Tầng PWM đều sử dụng các Transistor công suất thay cho Mosfet với 1 cặp D13007M(8A) cho bản i350 và 1 cặp BTP13009X(12A) cho bản i450
IC tạo dao động cũng như giám sát hoạt động và cung cấp các chế độ bảo vệ là loại EST7502C có chức năng tương đương với họ IC WT7520/KA7500 . IC này sẽ lái 2 Transistor công suất tầng PWM thông qua 1 biến áp chia xung
i350 sử dụng 1 diode F16C20CT(16A). 2 đường điện 5V và 3.3V sử dụng chung loại MBR1645CT (16A).
i450 sử dụng 1 cặp diode MBR30100CT(2x 30A) cho đường 12V và 1 diode MBR4045CT(40A) cho đường 5V. Còn đường 3.3V sử dụng 1 mạch hạ áp dùng Mosfet CTP04N03A giúp ổn định điện áp tốt hơn
Ở khu vực mạch cấp trước 5Vsb, i350 sử dụng IC combo UTC7608D còn i450 sử dụng IC combo EST2812D
các tụ lọc DC ngõ ra đều tới từ thương hiệu 12KJ(Đài Loan) với mức nhiệt độ hoạt động tối đa là 105°C. Phần mạch in tương đối sạch. Chân linh kiện được cắt tỉa gọn gàng
Rất đáng tiếc khi cả 2 phiên bản không thể đạt được mức công suất danh định mà dừng lại ở mức 80% load (i350) và 90%(i450) trước khi mạch bảo vệ quá tải(OPP) kích hoạt tắt nguồn. Chất lượng điện áp tổng thể của i450 có phần tốt hơn. Hiệu suất đạt trên dưới 75%@230Vac
i350
i450
3-Sync Transient response test ( Tải biến thiên):
*Capacitance load: 3300uF per rails (12V1, 12V2, 5V, 3.3V, 5Vsb)
Slew rate: 12V: 5A/uS(12VHPWR) hoặc 2.5A/uS. 5V & 3.3V: 1A/uS . 5Vsb: 0.1A ( theo intel ATX3.0 )
i350:
4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần):
i350 có mức nhiễu khá tệ khi đường 5V nhanh chóng văng ra khỏi chuẩn ATX yêu cầu từ những bước thử tải đầu tiên. Còn i450 đạt mức trung bình khi tới mức tải 90% chúng ta mới bắt đầu thấy sự bất ổn của điện áp khi gần chạm tới giới hạn của thiết kế + linh kiện
i350
5-Hold-up time ( thời gian lưu điện)
i350 và i450 đều không đạt được mức công suất danh định nên sẽ bỏ qua bài thử nghiệm về thời gian lưu điện
6-Protection features (Các chế độ bảo vệ):
Do không được trang bị IC giám sát có hổ trợ tính năng bảo vệ OCP vì thế tính năng UVP sẽ được kích hoạt nhằm bảo vệ PSU. Chúng ta có thể thấy chức năng bảo vệ quá tải(OPP) được kích hoạt ngay cả khi PSU chưa chạm mức công suất danh định.
i350
i450
Chúng ta có thể thấy được sự hao tổn trên mạch in của 2 bộ nguồn khi "được" công phá bởi các thử nghiệm quá dòng
7-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò):
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 240VAC tương đương khoảng 264VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng GW instek GLC-9000 để đo dòng rò
8- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát ( Temp & Fan RPM):
Điều kiện môi trường : 38-45°C
Khu vực nóng nhất trên cả i350 và i450 chính là phần ngõ ra của biến áp chính và cuộn cảm của mạch lọc LC mức nhiệt trên dưới 100°C. việc này sẽ làm nóng các tụ điện xung quanh lên.
biểu đồ tốc độ quạt làm mát tăng tuyến tính theo nhiệt độ bắt đầu từ 800RPM cho tới khi đạt tốc độ tối đa khoảng 1800RPM đối với i450. còn i350 do không được trang bị mạch smart fan nên quạt sẽ quay tối đa 1300RPM từ khi khởi động
i350:
Quạt làm mát 12025 12V 0.25A, Rifle bearing, tốc độ tối đa khoảng 1800RPM
III-Kết luận
Xigmatek Litepower II i350 và i450 là dòng sản phẩm nguồn giá rẻ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản. Nên sử dụng dưới 70% công danh định của nguồn trở xuống để điện áp được ổn định. Phiên bản i450 có kết quả tốt hơn đôi chút.
i350 và i450 là sự lụa chọn cho các cấu hình phổ thông với chi phí mua sắm hạn chế
Ưu điểm:
-Quạt Rifle bearing
-Hệ thống cáp dập vân vảy cá mềm dẻo
Khuyết điểm:
-Công suất thực không đạt theo nhãn công suất danh định
-Hoạt động nóng
-Không trang bị mạch PFC thực ( Bluetooth PFC?)
Xigmatek Litepower II i350 và i450 là dòng sản phẩm nguồn giá rẻ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản. Nên sử dụng dưới 70% công danh định của nguồn trở xuống để điện áp được ổn định. Phiên bản i450 có kết quả tốt hơn đôi chút.
i350 và i450 là sự lụa chọn cho các cấu hình phổ thông với chi phí mua sắm hạn chế
Ưu điểm:
-Quạt Rifle bearing
-Hệ thống cáp dập vân vảy cá mềm dẻo
Khuyết điểm:
-Công suất thực không đạt theo nhãn công suất danh định
-Hoạt động nóng
-Không trang bị mạch PFC thực ( Bluetooth PFC?)
-Xin cảm ơn Xigmatek đã cung cấp sản phẩm review!
Comments
Post a Comment